Pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới cũng như pháp luật trọng tài Việt Nam đều có quy định về Trọng tài quốc tế và Trọng tài quốc gia. Trong quá trình xét xử, Hội đồng trọng tài có thể ra quyết định hoặc ra phán quyết của mình về một vụ tranh chấp. Quyết định trọng tài được hiểu là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp; còn phán quyết trọng tài là một quyết định của Hội đồng trọng tài về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Hội đồng trọng tài ra phán quyết thì tố tụng chấm dứt, các bên không thể yêu cầu xét xử lại.
Một vấn đề cần chú ý là, giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài là giá trị chung thẩm, tranh chấp được giải quyết một lần duy nhất thông qua việc Hội đồng trọng tài ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Phán quyết không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của Tòa án. Do vậy, trường hợp các bên tự nguyện thi hành phán quyết thì không cần phải đăng ký phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, nếu các bên muốn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết đó thì việc đăng ký phán quyết của Trọng tài là bắt buộc nhưng nội dung và giá trị pháp lý phán quyết không phụ thuộc vào việc đăng ký phán quyết hay không. Mục đích của việc đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc tại Tòa án là nhằm "…ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên và trách nhiệm của Trọng tài viên đối với phán quyết của mình, tạo cơ sở để cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành phán quyết này”
2. Xem xét và hủy quyết định trọng tài
Xuất phát từ bản chất của Trọng tài là phương thức dựa trên sự thỏa thuận của các bên, nên pháp luật hầu hết các nước đều thừa nhận phán quyết trọng tài có hiệu lực chung thẩm, các bên phải nghiêm chỉnh thi hành. Việc tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài cũng có ý nghĩa là tôn trọng các cam kết và ý chí của chính mình, với chính điều mà họ đã thỏa thuận và tạo ra. Các bên không có quyền kháng cáo giống như bản án của Tòa án.
Tuy nhiên, quy định về hiệu lực chung thẩm của phán quyết trọng tài cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Đặc biệt trong trường hợp việc giải quyết vụ tranh chấp có sai sót, có thể xâm phạm quyền và lợi ích của một hoặc các bên, hoặc do những lý do khách quan mà vào thời điểm giải quyết tranh chấp trọng tài và các bên không biết hoặc không thể biết. Sau khi ra phán quyết có xuất hiện các tình tiết mới, chứng cứ mới…có thể thay đổi và ảnh hưởng đến nội dung vụ việc. Trong những trường hợp này, trọng tài không thể xét xử lại mà các bên không thể yêu cầu khởi kiện ra Tòa án. Như vậy, rất cần có sự đảm bảo từ phía Nhà nước đối với phán quyết trọng tài trong những trường hợp nêu trên thông qua cơ chế giám sát của Tòa án bằng việc ban hành quyết định "hủy phán quyết trọng tài".
Vai trò của Tòa án đối với Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thương mại quốc tế ở Việt Nam cần phải được xem xét ở hai khía cạnh: hỗ trợ, trợ giúp trọng tài và giám sát, kiểm tra Trọng tài – đây là một vấn đề quan trọng để xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Tòa án với Trọng tài, từ đó phân định được thẩm quyền xét xử của Tòa án và Trọng tài, đảm bảo không có sự lạm dụng “quyền lực công” của Tòa án mà lấn át “quyền lực tư” của Trọng tài; mặt khác, giúp cho Trọng tài luôn soi xét lại mình trong việc thực thi nhiệm vụ.
Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại nói chung và các quy định có liên quan đến vai trò của Tòa án đối với Trọng tài thương mại nói riêng được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định này đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, làm khó khăn cho Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
0965996583