Theo Khoản 10 Điều 3 và Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:
“Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Theo đó, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp bị hủy hoặc bị từ chối thi hành”
Đặc điểm:
Vấn đề thi hành phán quyết của trọng tài thương mại được quy định tại Chương X (từ Điều 65 đến Điều 67) Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 (Luật TTTM năm 2010); Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014(Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014) và Điều 67 Luật TTTM năm 2010 thì Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và trách nhiệm thi hành phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại thuộc trách nhiệm của cơ quan THADS.
Thi hành phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh chấp phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành phán quyết trọng tài là bảo đảm trên thực tế các nội dung của phán quyết trọng tài phải được thi hành chứ không phải là ra các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính điều hành như trong hoạt động của cơ quan hành chính.
Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết mà người phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành, đồng thời hết thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mà không có bên nào làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.
Khi đó, trình tự thi hành phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Khi phán quyết trọng tài được thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự thì quá trình tổ chức thi hành phán quyết trọng tài phải tuân theo một trình tự, thủ tục pháp lý được Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rất chặt chẽ, cụ thể.
Lúc này phán quyết trọng tài được gọi chung bằng thuật ngữ “án dân sự”, các khái niệm bên được thi hành phán quyết trọng tài và bên phải thi hành phán quyết trọng tài được gọi chung bằng khái niệm “đương sự” bao gồm: người được thi hành án – là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong phán quyết trọng tài được thi hành và người phải thi hành án là cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong phán quyết trọng tài được thi hành.
Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước thi hành án dân dân sự do cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án đến khi thi hành xong toàn bộ nội dung án dân sự và đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ. Trình tự thủ tục thi hành án được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu thi hành án.
Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau:
Bước 2: Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra cụ thể nội dung đơn và các tài liệu kèm theo. Theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp xảy ra khi cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu thi hành án:
Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được thi hành án đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án.
Bước 3: Ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu. Quyết định thi hành án dân sự làm căn cứ để chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự tham gia vào việc thi hành án.
Quyết định thi hành án phải được giao cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đồng thời quyết định thi hành án và các văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải được thông báo cho các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 4: Tổ chức thi hành quyết định thi hành án
Quyết định thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
Bước 5: Kết thúc thi hành án
Quá trình thi hành án được coi là đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau:
0965996583