Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn (khoản 12 Điều 3 Luật TTTM).
Phán quyết của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có “hiệu lực pháp luật” như quyết định của Tòa án của Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
Khi Tòa án được yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài, Tòa án không chỉ được yêu cầu công nhận hiệu lực pháp lý của phán quyết, mà còn phải đảm bảo phán quyết đó được thi hành. BLTTDS quy định rằng phán quyết được công nhận sẽ được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự và chỉ được thi hành sau khi có quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. (Điều 427 BLTTDS).
Do vậy, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
Nguyên tắc công nhận và cho thi hành, Việt Nam đưa ra 3 điều bảo lưu cơ bản đó là:
Theo quy định tại Điều 424 BLTTDS năm 2015 thì Toà án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo 2 nguyên tắc cơ bản là dựa trên cơ sở điều ước quốc tế và trên nguyên tắc có đi có lại.
a) Người có quyền nộp đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 425 BLTTDS)
– Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, khi:
+ Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam;
+ Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam;
+ Tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
b) Hình thức và nội dung đơn yêu cầu (Điều 452 BLTTDS)
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải được làm bằng tiếng Việt hoặc nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp (khoản 2 Điều 452 BLTTDS).
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau:
– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
– Yêu cầu của người được thi hành: Yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
c) Các giấy tờ, tài liệu kèm theo (Điều 453 BLTTDS)
– Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài theo Công ước 1958 thì các giấy tờ, tài liệu kèm theo được quy định trong Công ước 1958.
– Đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì đơn yêu cầu phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Nếu phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài không được lập bằng tiếng Việt, người nộp đơn phải gửi kèm theo bản dịch đã được công chứng, chứng thực hợp pháp của các văn bản này. Công ước 1958 quy định rằng, bản dịch phải được cán bộ hoặc phiên dịch có trình độ chứng thực hoặc cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự xác nhận (Điều IV Công ước 1958).
d) Thời hạn nộp đơn (Điều 451 BLTTDS)
Thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là 3 năm kể từ ngày phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà họ không thể nộp đơn trong thời hạn 3 năm thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan sẽ không được tính vào thời hạn nộp đơn.
a) Nhận và thụ lý đơn của Tòa án
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có thể được gửi tới Tòa án theo hai cách:
– Gửi cho Bộ Tư pháp khi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định và Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 451 và Điều 454 BLTTDS).
+ Trong các trường hợp khác, tức là không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định, thì đơn yêu cầu có thể được nộp trực tiếp tới Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam (khoản 1 Điều 451 BLTTDS).
b) Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
Cấp Tòa án có thẩm quyền
Loại việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc nhóm vụ việc kinh doanh thương mại được quy định tại khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015. Nên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 3 Điều 38 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Theo điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi:
+ Cá nhân phải thi hành án cư trú hoặc làm việc;
+ Cơ quan hoặc tổ chức phải thi hành án có trụ sở;
+ Có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
Xử lý đơn
– Khi tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Tòa án cần tiến hành những việc sau:
+ Xem xét xem tranh chấp đó đã được đưa ra và giải quyết bằng trọng tài hay chưa.
+ Đánh giá xem quyết định đó có phải là một phán quyết hay không, bởi: Phán quyết trọng tài phải giải quyết toàn bộ các nội dung tranh chấp, là quyết định:
– Hướng dẫn của Hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại nêu rằng phán quyết trọng tài phải đáp ứng được các yêu cầu sau mới được coi là phán quyết trọng tài:
+ Là phán quyết chung thẩm, tức là phán quyết kết thúc toàn bộ vụ tranh chấp trọng tài;
+ Phán quyết một phần, tức là các phán quyết đưa ra quyết định chung thẩm đối với từng phần của tranh chấp và để những yêu cầu còn lại cho giai đoạn tố tụng trọng tài tiếp theo;
+ Phán quyết sơ bộ hay phán quyết tạm thời, tức là phán quyết quyết định một vấn đề cần thiết để giải quyết tranh chấp của các bên (những vấn đề về thời hạn, pháp luật áp dụng cho việc giải quyết nội dung vụ tranh chấp, vấn đề về trách nhiệm);
+ Phán quyết đồng thuận, tức là phán quyết ghi nhận việc các bên hòa giải được với nhau về giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015 thì: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành”. Như vậy, pháp luật Việt Nam không dựa vào địa điểm nơi phán quyết được ban hành để xác định quốc tịch của phán quyết trọng tài mà dựa vào quốc tịch của trọng tài. Căn cứ vào điều luật này thì để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Phán quyết đó phải giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp;
+ Đó là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài;
+ Phán quyết đó sẽ đưa đến việc chấm dứt tố tụng trọng tài;
+ Phán quyết đó có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, phán quyết từng phần cũng có thể được thụ lý xem xét nếu các phán quyết từng phần đó được phán quyết cuối cùng ghi nhận là bộ phận của phán quyết cuối cùng.
– Sau khi nhận đơn, Tòa án vào sổ nhận đơn; cấp giấy nhận đơn cho người nộp đơn nếu đơn nộp trực tiếp, gửi thông báo nhận đơn nếu nhận đơn qua đường bưu điện trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đơn; thông báo ngay qua cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu đơn gửi trực tuyến.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 363 BLTTDS);
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu (khoản 3 Điều 191 BLTTDS)
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc khi đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, và Thẩm phán thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành (người nộp đơn), người phải thi hành (hoặc đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp về việc thụ lý đơn yêu cầu (Điều 455 BLTTDS).
3.3.Xem xét đơn yêu cầu
3.1. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không được quá 02 tháng kể từ ngày thụ lý và có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng nếu cần thiết để người được thi hành làm rõ những thông tin chưa rõ trong đơn (khoản 1 Điều 457 BLTTDS).
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn, Tòa án phải ban hành một trong các quyết định sau:
– Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu:
+ Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đang được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi trọng tài ra phán quyết xem xét lại (điểm a khoản 2 Điều 457 BLTTDS). Bên đương sự đề nghị tạm đình chỉ phải xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh:
– Hết thời hạn chuẩn bị xét đơn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, Tòa án ban hành quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Phiên họp phải được mở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 370 BLTTDS, cụ thể:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án ra quyết định;
+ Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành;
+ Yêu cầu cụ thể của người làm đơn;
+ Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết đơn yêu cầu;
+ Quyết định của Tòa án;
+ Lệ phí phải nộp.
Quyết định mở phiên họp phải được gửi ngay cho các đương sự liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước khi mở phiên họp (thời hạn tối đa để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày); khi hết thời hạn nêu trên, hồ sơ phải được trả lại cho Tòa án để mở phiên họp.
0965996583