Tranh chấp trên thị trường chứng khoán được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột không thể hòa giải giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán. Vậy những tranh chấp này có thể được giải quyết theo cơ chế trọng tài không?
1. Tranh chấp thương mại là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 có quy định về khái niệm hoạt động thương mại: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Vậy tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

2. Tranh chấp trên thị trường chứng khoán
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột không thể hòa giải giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán. Mâu thuẫn này thường thể hiện ra bên ngoài thông qua khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Mặc dù hình thức, bản chất và mức độ của những hành động này khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện xung đột lợi ích không thể hòa giải và sự cần thiết phải giải quyết xung đột đó. Tranh chấp trên thị trường chứng khoán có những đặc điểm cụ thể sau:
- Tranh chấp trên thị trường chứng khoán phát sinh giữa các công ty tham gia kinh doanh chứng khoán. Các chủ thể này có thể có những xung đột hoặc xung đột về lợi ích và có xu hướng tìm cách bảo vệ quyền và lợi ích mà họ cho là chính đáng.
- Đối tượng tranh chấp là quyền và lợi thế mà các chủ thể có được khi thực hiện hoạt động thị trường chứng khoán, chủ yếu là lợi thế gắn liền với yếu tố kinh tế.
- Hầu hết các tranh chấp trên thị trường chứng khoán đều phát sinh từ việc vi phạm thỏa thuận hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật chứng khoán. Nó cũng loại trừ các trường hợp tranh chấp phát sinh từ các biện pháp xử phạt của cơ quan nhà nước có liên quan mà người phạm tội cho là không phù hợp.
- Giá trị của các xung đột phát sinh trên thị trường chứng khoán thường khó xác định cụ thể. Hầu hết các xung đột liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền của nhà đầu tư đối với một hoặc nhiều loại chứng khoán cụ thể.
Trong khi đó, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có rủi ro mang tính hệ thống phát sinh từ những biến động hay xu hướng, nhu cầu và sở thích về kinh tế, chính trị, xã hội, nhu cầu.Vì vậy, việc xác định giá trị vụ kiện là rất khó khăn.
3. Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không?
Theo Điều 133 Luật Chứng khoán 2019 quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại như sau:
- Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc tranh chấp đối với hoạt động tranh chấp, bồi thường chứng khoán có thể được giải quyết bằng những hình thức thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài, Tòa án Việt Nam giải quyết. Do đó, tranh chấp về chứng khoán có thể giải quyết bằng Trong tài thương mại.
5. Sau khi xảy ra tranh chấp chứng khoán mới thỏa thuận Trọng tài có được không?
Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, sau khi xảy ra tranh chấp hai bên quyết định thỏa thuận trong tài thì việc lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp đều có thể làm căn cứ để giải quyết vụ việc tại Trọng tài Thương mại.