Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Theo đó, có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản: điều khoản trọng tài và thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài. Điều khoản trọng tài là loại thỏa thuận thông dụng nhất, thường được bao gồm trong thỏa thuận chính giữa các bên và là thỏa thuận sẽ đưa một tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra trọng tài. Còn thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh là thỏa thuận đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài.
Điều khoản trọng tài thường ngắn gọn, xuất phát từ việc các bên chưa rõ những dạng tranh chấp nào có thể phát sinh trong tương lai và cách thức tốt nhất để xử lý những tranh chấp đó. Trong khi đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh thường dài hơn bởi lúc này tranh chấp đã xảy ra trên thực tế, và do đó thỏa thuận này có thể được điều chỉnh để tương thích với hoàn cảnh của vụ việc - có thể bao gồm tên các trọng tài viên, nêu ra các vấn đề trong tranh chấp, quy định về việc trao đổi các bản đệ trình và các vấn đề về thủ tục khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010:
“Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Theo đó, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp sau:
- Thoả thuận trọng tài vô hiệu;
- Hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Vậy thỏa thuận trọng tài vô hiệu là gì? Thỏa thuận trọng tài không thực hiện được là gì?
ĐIều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu như sau:
“Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.”
Theo đó, thỏa thuận trọng tài bị xem là vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định về thỏa thuận trọng tài không thực hiện được thuộc một trong các trường hợp sau:
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đối với trường hợp các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận (Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010).
0965996583