Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế

04/01/2024
Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015, về phạm vi áp dụng pháp luật, điều kiện áp dụng pháp luật,… đều được quy định trong phần thứ năm của Bộ luật Dân sự 2015.

1. Về phạm vi áp dụng

Khoản 1 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng”. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quy định về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế nhưng không trái với quy định của Bộ luật thì luật đó vẫn được áp dụng. Quy định này thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong quan hệ dân sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2.  Về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế. Theo đó, nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự quốc tế theo Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: trước hết, các bên cần áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Trong trường hợp điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật được áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế được xác định theo lựa chọn của các bên hoặc các bên có thể lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trường hợp không xác định pháp luật áp dụng trong các trường hợp trên thì áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó.

Như vậy, về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 là thứ tự áp dụng ưu tiên pháp luật được lựa chọn, đặc biệt Bộ luật Dân sự 2015 quy định chỉ cho phép các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng khi điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 còn bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng thương mại quốc tế đó.

Về việc quy định bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất để làm cơ sở xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng nhằm để thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Về bản chất, các hệ thuộc luật được dẫn chiếu đến trong các quy phạm xung đột là hệ thuộc luật có quan hệ gắn bó nhất đối với hợp đồng thương mại quốc tế đó và thường đã được chỉ rõ (ví dụ: theo hệ thuộc quốc tịch, nơi thường trú,… tùy theo từng hợp đồng thương mại quốc tế cụ thể). Tuy nhiên, do hợp đồng thương mại quốc tế rất đa dạng nên trong nhiều trường hợp pháp luật chưa quy định hết được các hệ thuộc luật áp dụng. Cách quy định này sẽ đảm bảo độ mềm dẻo cần thiết để cơ quan xét xử có thể xử lý linh hoạt các vụ việc phát sinh trên thực tế, tránh tình trạng áp dụng trực tiếp pháp luật Việt Nam mà không có căn cứ, đồng thời cũng thể hiện sự hội nhập của pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.

3. Về việc áp dụng quy định của pháp luật được dẫn chiếu

Bộ luật Dân sự 2015 đã tách riêng Điều 668 để quy định rõ hơn vấn đề áp dụng pháp luật được dẫn chiếu. Như vậy, theo quy định của Điều 668 Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định rõ phạm vi dẫn chiếu đến. Do đó, nếu các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng, tức là chỉ dẫn chiếu đến pháp luật nội dung (không bao gồm quy phạm xung đột). Đối với trường hợp không có thỏa thuận chọn luật áp dụng thì pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên (bao gồm cả quy phạm xung đột). Điều luật này cũng quy định cho phép dẫn chiếu ngược để tăng cơ hội áp dụng pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, khoản 3 Điều 668 cũng quy định cho phép dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, tuy nhiên, trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước đó về quyền và nghĩa vụ được áp dụng.

4. Về thỏa thuận chọn luật, tập quán thương mại quốc tế

Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế các bên có quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam9 . Từ các quy định chung về pháp luật áp dụng, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng tại Điều 683. Theo quy định tại Điều 683, các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp nhất định được liệt kê tại khoản 4, 5, 6.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Khoản 2 Điều 683 liệt kê pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất tuỳ theo từng loại hợp đồng như: i) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa; ii) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ; iii) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;…

5. Về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

Liên quan đến vấn đề không áp dụng pháp luật nước ngoài khi được dẫn chiếu đến, Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp:

  • Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;  
  • Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “hậu quả của việc áp dụng” trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài mà trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì sẽ không được áp dụng. Ngoài ra, trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài khi nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ được viện dẫn điều khoản này để không áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng mà vẫn không xác định được quy định pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ dân sự đó.



Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của các quy định về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam
20/01/2024
Tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về trọng tài thương mại – những cơ sở pháp lý cơ bản để thiết lập và phát triển phương thức giải quyết bằng trọng tài, đang từng bước được hoàn thiện, hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nội dung tham luận dưới đây góp phần làm rõ thực trạng pháp luật trọng tài hiện nay, trước hết là pháp luật về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam.
Điều kiện và thủ tục thi hành phán quyết trọng tài của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
19/01/2024
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hóa và giao lưu thương mại, nhu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo. Các vấn đề pháp lý liên quan đến công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Địa Điểm Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài
18/01/2024
Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không nhất thiết phải là nơi sẽ tổ chức các phiên họp giải quyết tranh chấp, kể cả nơi tổ chức phiên họp ra phán quyết.
Quy trình và thủ tục cần thiết để thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam
18/01/2024
Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài. Theo đó ngày càng nhiều phán quyết Trọng tài được đưa ra thi hành.
Thẩm quyền giữa trung tâm trọng tài và hội đồng trọng tài trong quá trình tố tụng được phân định như thế nào?
17/01/2024
Trung tâm Trọng tài và Hội đồng Trọng tài do Trung tâm thành lập là hai thực thể khác nhau và giữ vai trò khác nhau trong quá trình tố tụng trọng tài. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của hai thực thể này được qui định trong Luật TT. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, không ít các vấn đề nảy sinh chưa có được cách xử lý thống nhất. Trước khi tìm hiểu về cách xử lý, hãy phân tích thẩm quyền của hai thực thể này về mặt lý luận.
Vai trò của Tòa án trong việc giám sát, kiểm tra Trọng tài
06/01/2024
Vai trò của Tòa án đối với Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng để xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Tòa án với Trọng tài, từ đó phân định được thẩm quyền xét xử của Tòa án và Trọng tài, đảm bảo không có sự lạm dụng “quyền lực công” của Tòa án mà lấn át “quyền lực tư” của Trọng tài; mặt khác, giúp cho Trọng tài luôn soi xét lại mình trong việc thực thi nhiệm vụ.

0965996583