HỘI THẢO GIẢI QUYẾT THÂN THIỆN TRANH CHẤP ĐẦU TƯ: HOÀ GIẢI VÀ PHƯƠNG THỨC KHÁC

15/01/2024
Ngày 11/08/2023 vừa qua, Hội luật Quốc tế Việt Nam (VSIL) cùng với Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo Giải quyết thân thiện tranh chấp đầu tư: Hoà giải và phương thức khác. Các hoà giải viên Trung tâm hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) đã tham gia với tư cách là diễn giả tại Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động của Cuộc thi FDI Moot 2023 nhằm giúp các chuyên gia, luật sư, các bạn sinh viên có cơ hội trao đổi, thảo luận về việc sử dụng hòa giải và các phương thức thân thiện khác trong giải quyết tranh chấp đầu tư.

Hội thảo Giải quyết thân thiện tranh chấp đầu tư: Hoà giải và phương thức khác

Hội thảo có sự góp mặt của Luật sư Nguyễn Hưng Quang – Phó chủ tịch VSIL, Chủ tịch VICMC; Thạc sĩ Lê Đức Hạnh – Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, Uỷ viên BCH VSIL; ThS. Nguyễn Hữu Phú – Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp & Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao; Ủy viên BCH VSIL; Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng – Giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao.

Về phía Trường Đại học Ngoại thương có sự tham gia của PGS.TS. Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà – Phó Trưởng khoa, Khoa Luật; TS. Hà Công Anh Bảo – Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Luật cùng các giảng viên của nhà trường.

Về phía VICMC có LS. Nguyễn Tuấn Phát – Hoà giải viên VICMC, Giám đốc pháp lý Asia Clean Capital Vietnam.

https://vicmc.vn/wp-content/uploads/2023/08/IMG_9582-1024x683.jpeg

Tại Hội thảo, các diễn giả đã có những bài phát biểu liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư bằng hoà giải. Cụ thể, LS. Đinh Ánh Tuyết – Thành viên sáng lập và điều hành IDVN, từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, đã đưa ra tiềm năng phát triển của cơ chế hoà giải tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước trong các hiệp định đầu tư của Việt Nam.

Bên cạnh đó là bài chia sẻ của LS. Nguyễn Tuấn Phát về hoà giải tranh chấp nhà đầu tư và nhà nước trong lĩnh vực tái tạo năng lượng tái tạo – lĩnh vực bùng nổ trong giai đoạn 2019-2012 tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tranh chấp liên quan đến vấn đề này cần được quan tâm. Do đó, cần có những giải pháp để giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán thông qua phương thức hoà giải.

Với châm ngôn “Phòng còn hơn tránh”, LS. Nguyễn Hưng Quang đã chia sẻ cách phòng ngừa tranh chấp nhà nước và nhà đầu tư thông qua Cơ chế phản hồi nhà đầu tư có hệ thống (SIRM) và một số nhận định về khả năng áp dụng cơ chế này tại Việt Nam.

https://vicmc.vn/wp-content/uploads/2023/08/IMG_9529-1024x683.jpeg

Buổi hội thảo kết thúc thành công với những chia sẻ, bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. Trong tương lai, các chế định về giải quyết tranh chấp đầu tư nói chung và giải quyết tranh chấp đầu tư bằng hoà giải sẽ càng được hoàn thiện, trở thành xu thế tại Việt Nam để hoà vào sự vận động phát triển của kinh tế toàn cầu.



Bài viết liên quan
Quyền và nghĩa vụ của hoà giải viên thương mại trong hoạt động giải quyết tranh chấp
22/01/2024
Hoà giải viên thương mại là chủ thể không thể thiếu trong quan hệ hoà giải thương mại. Mối quan hệ giữa hoà giải viên với các bên tranh chấp có tính dịch vụ do có hoạt động chi trả thù lao, nhưng nội dung mối quan hệ là việc hoà giải viên trợ giúp các bên dàn xếp được mâu thuẫn của mình
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
22/01/2024
Hòa giải tranh chấp đất đai là quá trình giải quyết một mâu thuẫn hoặc tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng, hoặc quản lý đất đai thông qua việc đưa các bên liên quan đến tranh chấp vào cuộc đàm phán và thương lượng. Quá trình hòa giải này thường được thực hiện thông qua các cơ quan chức năng hoặc tổ chức hòa giải chuyên nghiệp
Điều kiện hành nghề hoà giải viên thương mại
20/01/2024
Trước khi Nghị định 22/2017/NĐ-CP ra đời, hoạt động hoà giải các tranh chấp thương mại vẫn tồn tại, tuy nhiên tư cách của người hoà giải không được quy định cụ thể trong văn bản pháp lý ở nước ta. Với việc quy định các tiêu chuẩn và thủ tục để quản lý hoà giải viên thương mại như hiện nay đã cho thấy hoà giải viên thương mại được coi là một loại chủ thể hành nghề chuyên nghiệp
Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hoà giải thương mại
20/01/2024
Hoà giải thương mại đang được Việt Nam khuyến khích sử dụng thông qua chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hoá bằng việc Chính Phủ ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại để quy định các vấn đề pháp lý về hoà giải thương mại, ghi nhận tư cách và địa vị pháp lý cho chủ thể hoà giải ở Việt Nam và các nội dung khác trong việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải.
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN “NHẬN DIỆN, PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆU QUẢ BẰNG HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
15/01/2024
Ngày 24 tháng 11 năm 2023 vừa qua, Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Đoàn Luật sư Thành phố Cần Thơ đồng tổ chức Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Hội nghị đối thoại nằm trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 – Bộ tư pháp
CÁC HOÀ GIẢI VIÊN CỦA TRUNG TÂM HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICMC) THAM GIA GẶP GỠ MẠNG LƯỚI CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP TỈNH ĐỊNH KỲ LẦN IV-2023 T
15/01/2024
Ngày 24 tháng 11 năm 2023 vừa qua, Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC) kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Đoàn Luật sư Thành phố Cần Thơ đồng tổ chức Hội nghị đối thoại, tập huấn “Nhận diện, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hiệu quả bằng hoà giải thương mại: Một số lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Hội nghị đối thoại nằm trong khuôn khổ của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 – Bộ tư pháp

0965996583