Hoà giải viên thương mại là cá nhân trực tiếp thực hiện việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương pháp hoà giải. Tại Việt Nam, hoà giải viên thương mại được chính thức, lần đầu tiên ghi nhận tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP với cách hiểu “hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này” (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Như vậy thì ở Việt nam hiện nay, hoà giải viên thương mại có thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hoà giải dưới tư cách độc lập hoặc với tư cách hoà giải viên của một tổ chức hoà giải. Để thực hiện hoạt động hoà giải hợp pháp, hoà giải viên thương mại cần đáp ứng hai yếu tố:
Hoà giải viên thương mại là cá nhân trực tiếp thực hiện việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương pháp hoà giải. Tại Việt Nam, hoà giải viên thương mại được chính thức, lần đầu tiên ghi nhận tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP với cách hiểu “hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này” (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Như vậy thì ở Việt nam hiện nay, hoà giải viên thương mại có thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hoà giải dưới tư cách độc lập hoặc với tư cách hoà giải viên của một tổ chức hoà giải. Để thực hiện hoạt động hoà giải hợp pháp, hoà giải viên thương mại cần đáp ứng hai yếu tố: (i) Đáp ứng các tiêu chuẩn của hoà giải viên theo quy định pháp luật; (ii) Được công nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc một tổ chức hoà giải. dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại” (Khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Các trung tâm hoà giải thương mại thậm chí có thể quy định tiêu chuẩn hoà giải viên cao hơn các tiêu chuẩn trên, nhưng không được quy định tiêu chuẩn thấp hơn (Khoản 3 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ). Việc áp dụng cả hai tiêu chí định lượng và định tính như vậy đối với hoà giải viên hành nghề tại Việt Nam là khá khắt khe so với tiêu chuẩn áp dụng với trọng tài viên trọng tài thương mại và cũng chưa rõ ràng về chính sách đảm bảo chất lượng hoà giải viên trong mối quan hệ so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hành nghề theo luật định, hoà giải viên thương mại không đương nhiên được hành nghề nếu không được công nhận tư cách hành nghề bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Để trở thành hoà giải viên hợp pháp, những người đủ tiêu chuẩn hoà giải viên phải được công nhận tư cách hành nghề bởi Sở tư pháp (đối với hoà giải viên vụ việc) hoặc tổ chức hoà giải (đối với hoà giải viên quy chế)
Đối với hoà giải viên thương mại vụ việc, tư cách hành nghề được công nhận bằng thủ tục đăng ký hoà giải viên thương mại vụ việc và công bố thông tin bởi Sở tư pháp thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú, hoặc tạm trú nếu là người nước ngoài (Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ). Hồ sơ đăng ký gửi đến Sở Tư pháp bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký làm hoà giải viên thương mại vụ việc theo Mẫu số 01/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học; giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức người đó làm việc. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tư pháp sẽ ghi tên người đề nghị vào danh sách hoà giải viên thương mại vụ việc công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở. Nếu từ chối, Sở tư pháp sẽ giải thích lý do bằng văn bản (Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP )
Đối với hoà giải thương mại quy chế, tổ chức hoà giải thương mại sẽ tự công nhận tư cách cho hoà giải viên thuộc trung tâm của mình với các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định pháp luật. Sau đó tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm gửi danh sách hoà giải viên thương mại cho Bộ Tư pháp để tiến hành công bố theo mẫu số 21/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Có thể thấy rằng cách quy định của Việt Nam hiện nay về điều kiện hành nghề của hoà giải viên thương mại bao gồm cả quy định về tiêu chuẩn bên trong và các thủ tục bên ngoài. Cách quy định này có ưu điểm là có thể giúp Nhà nước đảm bảo được chất lượng đội ngũ hoà giải viên do đã có các quy định tiêu chuẩn để sàng lọc và thủ tục pháp lý để kiểm soát. Tuy nhiên, quy định này cũng có hai mặt hạn chế lớn cần tiếp tục được đặt ra nghiên cứu: (i) Tiêu chuẩn hành nghề đối với hoà giải viên khá khắt khe và cứng nhắc sẽ có nguy cơ hạn chế sự phát triển của phương thức hoà giải thương mại; (ii) Thủ tục công nhận tư cách hành nghề hợp pháp với hoà giải viên thương mại vụ việc và hoà giải viên thương mại quy chế đang có sự phân biệt một cách không cần thiết, theo đó thủ tục đối với hoà giải viên thương mại vụ việc là phức tạp hơn.
0965996583