Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

06/11/2023
Hiện nay, trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, việc định giá, định giá tài sản ngày càng được sử dụng nhiều và ngày càng trở nên phổ biến. Vậy thẩm định giá và định giá tài sản là gì? Chi phí thẩm định, định giá tài sản được phân bổ như thế nào khi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài?

1. Chi phí giám định, định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1.1. Phí trọng tài

Liệu chi phí giám định, định giá tài sản có thuộc vào một trong các loại phí trọng tài không? Đây là một câu hỏi thường gặp của các chủ thể khi tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để giải đáp cho câu hỏi này thì cần căn cứ vào quy định về phí trọng tài được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010. Theo đó, phí trọng tài sẽ bao gồm các loại chi phí sau:

  • Thù lao của các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài, chi phí di chuyển cùng các chi phí khác dành cho trọng tài viên;
  • Chi phí dùng để tham vấn ý kiến đến từ các chuyên gia và các trợ giúp khác dựa trên yêu cầu được đưa ra bởi Hội đồng trọng tài;
  • Chi phí hành chính;
  • Chi phí dùng để chỉ định trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài khi mà các bên tranh chấp có yêu cầu chỉ định trọng tài viên vụ việc để giải quyết tranh chấp của họ;
  • Phí khi sử dụng các loại dịch vụ tiện ích được Trung tâm trọng tài cung cấp.

1.2. Chi phí định giá trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Từ nội dung của quy định đã được đưa ra ở trên, có thể thấy, trong số các loại phí trọng tài được pháp luật quy định, không có nội dung nào nhắc về chi phí giám định, định giá tài sản. Tuy nhiên, chi phí giám định, định giá tài sản có thể được gồm vào nhóm chi phí trợ giúp khác được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010.

Lý do cho điều này là bởi, căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, Hội đồng trọng tài tự mình hoặc dựa trên yêu cầu đến từ một hoặc các bên mà tiến hành sử dụng quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ việc để có thêm căn cứ để giải quyết được vụ tranh chấp.

Dựa vào nội dung của quy định này, có thể rút ra được một số đặc trưng của việc giám định, định giá tài sản trong một vụ tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài như sau:

  • Về chủ thể yêu cầu tiến hành việc giám định, định giá tài sản có thể là một trong các chủ thể sau:
  • Một trong các bên tranh chấp yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Hoặc cả hai bên tranh chấp đều cùng đưa ra yêu cầu cho Hội đồng trọng tài tiến hành việc trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Hoặc Hội đồng trọng tài tự mình thực hiện quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản của mình;
  • Mục đích của việc tiến hành giám định, định giá tài sản là để có thể trở thành một trong các căn cứ để hỗ trợ Hội đồng trọng tài có thể giải quyết được vụ tranh chấp.

Bên cạnh đó, cách thức phân bổ chi phí giám định, định giá tài sản cũng được pháp luật Việt Nam quy định một cách chi tiết tại Khoản 3 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Cụ thể, chi phí giám định, định giá tài sản sẽ được phân bổ như sau:

  • Trường hợp bên yêu cầu giám định, định giá tài sản tạm ứng chi phí giám định này, thì bên có yêu cầu sẽ tiến hành tạm ứng trước loại chi phí này, và chi phí này cũng được tính vào phí trọng tài. Do đó, sau khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết cuối, bên thua kiện sẽ là bên phải chi trả cho chi phí này.
  • Trường hợp Hội đồng trọng tài có sự phân bổ chi phí giám định, định giá tài sản, thì tùy vào tình huống thực tiễn, Hội đồng trọng sẽ tiến hành phân chia chi phí này sao cho hợp lý. Ở tình huống này, các bên trong tranh chấp sẽ phải tuân thủ theo sự phân bổ này của Hội đồng trọng tài, và phải nộp đủ theo số phần mình đã được phân chia.



Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của các quy định về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam
20/01/2024
Tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh về trọng tài thương mại – những cơ sở pháp lý cơ bản để thiết lập và phát triển phương thức giải quyết bằng trọng tài, đang từng bước được hoàn thiện, hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nội dung tham luận dưới đây góp phần làm rõ thực trạng pháp luật trọng tài hiện nay, trước hết là pháp luật về thực thi phán quyết trọng tài ở Việt Nam.
Điều kiện và thủ tục thi hành phán quyết trọng tài của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
19/01/2024
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu hóa và giao lưu thương mại, nhu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo. Các vấn đề pháp lý liên quan đến công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Địa Điểm Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài
18/01/2024
Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không nhất thiết phải là nơi sẽ tổ chức các phiên họp giải quyết tranh chấp, kể cả nơi tổ chức phiên họp ra phán quyết.
Quy trình và thủ tục cần thiết để thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam
18/01/2024
Với những ưu việt của thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Thương mại, ngày càng có nhiều chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài. Theo đó ngày càng nhiều phán quyết Trọng tài được đưa ra thi hành.
Thẩm quyền giữa trung tâm trọng tài và hội đồng trọng tài trong quá trình tố tụng được phân định như thế nào?
17/01/2024
Trung tâm Trọng tài và Hội đồng Trọng tài do Trung tâm thành lập là hai thực thể khác nhau và giữ vai trò khác nhau trong quá trình tố tụng trọng tài. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của hai thực thể này được qui định trong Luật TT. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, không ít các vấn đề nảy sinh chưa có được cách xử lý thống nhất. Trước khi tìm hiểu về cách xử lý, hãy phân tích thẩm quyền của hai thực thể này về mặt lý luận.
Vai trò của Tòa án trong việc giám sát, kiểm tra Trọng tài
06/01/2024
Vai trò của Tòa án đối với Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng để xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Tòa án với Trọng tài, từ đó phân định được thẩm quyền xét xử của Tòa án và Trọng tài, đảm bảo không có sự lạm dụng “quyền lực công” của Tòa án mà lấn át “quyền lực tư” của Trọng tài; mặt khác, giúp cho Trọng tài luôn soi xét lại mình trong việc thực thi nhiệm vụ.

0965996583